Like On Facebook

Friday, December 23, 2011

Cấu hình Default Route

Bài này mình sẽ hưỡng dẫn các bạn cấu hình Default route cho Router.
Hiện nay công nghệ mạng FTTH đã phố biến, nên các doanh nghiệp bây giờ thướng sử dụng loại kết nối này.
Đây là công nghệ truyền dẫn bắng cáp quang nên tốc độ rất cao.
Mô hình mạng doanh nghiệp thực tế thường hay triển khai:
 Trước khi đi vào cấu hình Default route chúng ta phải hiểu mục đích của việc sử dụng Default Route.
ví dụ: doanh nghiệp của bạn thuê một đường truyền internet tốc độ cao, khi có được đường truyền internet nhiệm vụ tiếp theo của các bạn là cấu hình Router để kết nối được ra internet. Trong lỹ thuyết về cấu hình static routing các bạn đã biết Router muôn gửi packet tới được mạng C thì trước hết nó phải biết đường đi tới mạng A, sau đó là B rồi mới đến được C và ngược lại. Tức là chúng ta phải biết được tất cả các mạng ở giữa trước khi tới mạng đích.
Ví dụ: khi bạn ngồi trong công ty muốn gửi một Email sang Mỹ, Email đến Router, Router phân tích tìm đích cần gửi là ở đâu sau đó nó bắt đầu tìm trong bảng định tuyến xem để tới được điểm đích đó nó cần đi qua đâu, đó là trong trường hợp Router của công ty bạn chạy một giao thức định tuyến nào đó với ISP nhưng điều này thì hiếm lắm. ISP họ chỉ cung cấp đường truyền cho các bạn kết nối tới họ mà thôi chứ không quảng bả cả bảng định tuyến của họ cho bạn điều này sẽ ảnh hưởng đến việc quán lý bảo mật. Không nhận được bất kỳ một tuyến route nào từ ISP và không thế cấu hình Static route vậy làm sao mà bạn có thể gửi mại hay truy cập internet được. Câu trả lời là các bạn sử dụng Default Route, khi Router nhận được bất kỳ gói tin nào có đích đến là mạng ngoài không nằm trong bảng định tuyến thì theo mặc định nó sẽ forward gói tin đó tới một router đã được cấu hình sẵn, Router mặc định đã cấu hình đó chình là ISP.
Mình sẽ sử dụng mô hình của các bài trước

            

Trên RouterNA và Router HCM mình sẽ cấu hình static routing và RouterNA đại diện như ISP, Router HN là Router của công ty mình. Mình sẽ cấu hình Default Route trên RouterHN(các thông số cấu hình như trên hình)
RouterHN(config)#ip route 0.0.0.0 0.0.0.0 192.168.1.2
Sau khi cấu hình xong các bạn show ip route thì sẽ thấy một tuyến S* đó là tuyến Default Route.
RouterHN#sh ip route
Codes: C - connected, S - static, I - IGRP, R - RIP, M - mobile, B - BGP
       D - EIGRP, EX - EIGRP external, O - OSPF, IA - OSPF inter area
       N1 - OSPF NSSA external type 1, N2 - OSPF NSSA external type 2
       E1 - OSPF external type 1, E2 - OSPF external type 2, E - EGP
       i - IS-IS, L1 - IS-IS level-1, L2 - IS-IS level-2, ia - IS-IS inter area
       * - candidate default, U - per-user static route, o - ODR
       P - periodic downloaded static route

Gateway of last resort is 192.168.1.2 to network 0.0.0.0

     172.16.0.0/24 is subnetted, 1 subnets
C       172.16.1.0 is directly connected, FastEthernet0/0
C    192.168.1.0/24 is directly connected, Serial0/3/0
S*   0.0.0.0/0 [1/0] via 192.168.1.2
RouterHN#

Thursday, December 22, 2011

Bắt đầu làm quen vơi Router Cisco


Bài này mình sẽ hưỡng dẫn các bạn tự học quản trị mạng cisco nắm được những  thao tác cấu hình Router cơ bản. Cấu hình router để cho router thực hiện nhiều chức năng mạng phức tạp là một
công việc đầy thử thách. Tuy nhiên bước bắt đầu cấu hình router thì không khó
lắm. Nếu ngay từ bước này bạn cố gắng thực hành nhiều để làm quen và nắm vững
được các bước di chuyển giữa các chế độ cấu hình của router thì công việc cấu
hình phức tạp về sau sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Trong chương này sẽ giới
thiệu về các chế độ cấu hình cơ bản của router và một số lệnh cấu hình đơn giản.
Kỹ năng đọc và hiểu một cách rõ ràng các tập tin cấu hình là một ký năng rất quan trọng của người quản trị mạng. Cisco IOS có cung cấp một số công cụ cho ngườiquản trị mạng để thêm một số thông tin cần thiết vào tập tin cấu hình. Cũng giốngnhư những người lập trình phải có tài liệu của từng bước lập trình thì người quản trị mạng cũng cần được cung cấp thông tin càng nhiều càng tốt khi mà hệ thốngmạng do người khác quản trị.Khi hoàn tất chương này các bạn có thể:
Đặt tên cho router.
Cài đặt mật mã cho router.
Cấu hình cổng Ethernet trên router.
Thực hiện một số thay đổi trên router.
Lưu các thay đổi đó lại.
Cấu hình câu chú thích cho các cổng giao tiếp trên router.
Hiểu được tầm quan trọng của việc ghi nhận lại và lưu dự phòng cấu hình của
router.
Chế độ giao tiếp dòng lệnh CLI
Tất cả các câu lệnh làm thay đổi cấu hình router đều xuất phát từ chế cầu hình toàn
cục(global). Tuỳ theo ý bạn muốn thay đổi thay đổi phần cấu hình đặc biệt nào của router thì bạn chuyển vào chế độ chuyên biệt tương ứng. Các chế độ cấu hình chuyên biệt này đều là chế độ con của chế độ cấu hình toàn cục.Các câu lệnh được sử dụng trong chế độ cấu hình toàn cục là những câu lệnh có tácđộng lên toàn bộ hệ thống. Bạn sử dụng câu lệnh sau để di chuyển vào chế độ cấu hình toàn cục:
Sau khi Router khới động xong, Router sẽ hiện lên thông bảo sau, các bạn chọn no để vào bắt đầu cấu hình Router.

Continue with configuration dialog? [yes/no]: 
 
Chú ý: Sự thay đổi của dấu nhắc cho biết bạn đang ở chế độ cấu hình toàn cục 
Router # configure terminal
Router(config)# 
Từ chế độ cấu hình toàn cục là chế độ cấu hình chính. Từ chế độ này bạn có thể
chuyển vào các chế độ chuyên biệt như:
Chế độ cấu hình cổng giao tiếp.
Chế độ cấu hình đường truy cập.
Chế độ cấu hình router.
Chế độ cấu hình cổng con.
Chế độ cấu hình bộ điều khiển.
Khi bạn chuyển vào chế độ cấu hình chuyên biệt nào thì dấu nhắc sẽ thay đổi
tương ứng. Các câu lệnh trong đó chỉ có tác động đối với các cổng hay các tiến
trình nào liên quan đến chế độ cấu hình đó thôi.
Bạn dùng lệnh exit để trở về chế độ cấu hình toàn cục hoặc bạn dùng phím Ctrl-Z
để quay về thẳng chế độ EXEC đặc quyền.
Đặt tên cho router
Router(config)#hostname Tokyo
Tokyo (config)#
Đặt mật khấu cho router
Mật mã được sử dụng để hạn chế việc truy cập vào router. Thông thường ta luôn
đặt mật mã cho đường vty và console trên router. Ngoài ra mật mã còn được sử
dụng để kiểm soát sự truy cập vào chế độ EXEC đặc quyền trên router. Khi đó, chỉ
những người nào được phép mới có thể thực hiện việc thay đổi tập tin cấu hình
trên router.
Sau đây là các lệnh mà bạn cền sử dụng để thực hiện việc đặt mật mã cho đường
console:
Router(config)#line console 0
Router(config-line)#password <password>
Router(config-line)#login
Chúng ta cũng cần đặt mật mã cho một hoặc nhièu đương vty để kiểm soát các user truy nhập từ xa vào router và Telnet. Thông thường Cisco router có 5 đường vty với thứ tự từ 0 đến 4. Chúng ta thường sử dụng một mật mã cho tất cả các đường
vty, nhưng đôi khi chúng ta nên đặt thêm mật mã riêng cho một đường để dự
phòng khi cả 4 đường kia đều đang được sủ dụng. Sau đây là các lệnh cần sử dụng
để đặt mật mã cho đường vty:
Router(config)#line vty 0 4
Router(config-line)#password <password>
Router(config-line)#login
có hai cách đặt password để truy cập từ mod
Router>
chuyến tới mod
Router#
Cách 1: sử dụng câu lệnh sau trên mod toàn cục:
Router(config)#enable password <password>
Cách này password không được mã hóa, người dùng ở mod: Router# có thể sử dụng câu lệnh sau để thấy được password vì password không được mã hóa
Router# show running config
Cách 2: Sử dụng câu lệnh sau trên mod toàn cục:
Router(config)#enable secret <password>
Cách này khi người dùng ở mod Router# dùng câu lệnh show running config cũng không thế thấy được password vì password này đã được mã hóa.
Cấu hình cổng serial :
Sau đây là các bước cần thực hiện khi câu hình cỏng serial:
1.Vào chế độ cấu hình toàn cục.
Router # configure terminal
Router(config)#
2.Vào chế độ cấu hình cổng serial.
Router(config)# interface s0/0
s0/0 là số hiệu của từng cổng trên Router các bạn có thế nhìn thấy ghi trên cổng
3.Khai báo địa chỉ và subnet mask.
Router(config-if)# ip address 192.168.1.1 255.255.255.0
4.Đặt tốc độ clock nếu đầu cáp cắm vào cổng serial là DCE. Nếu đầu cáp là
DTE thì chúng ta có thể bỏ qua này.
Cổng serial cần phải có tín hiệu clock để điều khiển thời gian thực hiện thông tin
liên lạc. Trong hầu hết các trường hợp, thiết bị DCE, ví dụ như CSU, sẽ là thiết bị
cung cấp tín hiệu clock. Mặc định thì Cisco router lad thiết bị DTE nhưng chúng ta có thể cấu hình chúng thành thiết bị DCE. Trong môi trường làm lab thì các đường liên kết serial được kết nối trực tiếp với nhau. Do đó phải có một đầu là DCE để cấp tín hiệu clock. Bạn dùng lệnh clockrate để cài đặt tốc độ clock. Sau đây là các tốc độ clock mà bạn có thể đặtcho router (đơn vị của tốc độ clock là bit/s): 1200, 2400, 9600, 19200, 38400,56000, 64000, 72000, 125000, 148000, 500000, 800000, 1000000, 1300000,2000000, 4000000. Tuy nhiên sẽ có một số tốc độ bạn không sử dụng được tuỳ theo khả năng vật lý của từng cổng serial.
Router(config-if)# clock rate 64000
Trong khi thực hành bài lab các bạn nên đặt clock rate ở hai đâu cho đỡ thiếu sót.
5. Khởi động serial.
Mặc định các cổng của Router đều ở chế độ shutdown do đó khi cấu hình bất khi interface nào chúng ta cũng phải kích hoạt nó lên.
Router(config-if)# no shutdown
Chú ý: Nếu trong quá trình các bạn muốn sửa thông tin gì đã cấu hình thì các bạn no câu lệnh đã làm
vd: mình muốn thay đổi lại ip đã cấu hình mình là như sau:
Router(config)# interface s0/0
Router(config-if)# no ip address 192.168.1.1 255.255.255.0
Router(config-if)# ip address 192.168.1.2 255.255.255.0
Để hỗ trợ tốt trong việc khắc phục sự cố cấu hình sau này các bạn nên có một vài chữ miêu ta.
Vd: mình muốn miêu tả một interface nào đó mình sẽ làm như sau:
Router(config)# interface s0/0
Router(config)# description “mieu ta”
Cấu hình cổng Ethernet
Mỗi cổng Ethernet cũng cần phải có một địa chỉ IP và subnet mask để có thể thực
hiện định tuyến các gói IP qua cổng đó.
Sau đây là các bước thực hiện cấu hình Ethernet:
1.Vào chế độ cấu hình toàn cục.
Router # configure terminal
Router(config)#
2.Vào chế độ cấu hình cổng Ethernet.
Router(config)#interface f0/0
Router(config-if)#
3.Khai báo địa chỉ và subnet mask.
Router(config-if)#ip address 172.16.1.1 255.255.255.0
4.Khởi động cổng Ethernet.
Router(config-if)# no shutdown
Lưu file cấu hình và kiểm tra:
Chúng ta vào mod Router# để sử dụng lệnh sau đế lưu file cấu hình
Router# copy running-config
Nếu các bạn muốn dùng lênh show trên mod Router(Config)# thì thêm lệnh do ở trước lệnh show đó.
Kiểm tra tổng quát về các Interface của Router
Router(Config)# do show ip interface brief
Kiểm tra toàn bộ file cấu hình:
Router(Config)#do show running-config
Video cấu hình gồm 3 phần :
Phần 1:                http://www.youtube.com/watch?v=yZBayFdg4hY
Phần 2:                http://www.youtube.com/watch?v=9qLKVWPTqrY 
Phần 3:                http://www.youtube.com/watch?v=DJHsyPNIMhc


Cơ bản về định tuyên của Router Cisco


Bài này mình sẽ hưỡng dẫn các bạn tự học quản trị mạng cisco nắm được những kiến thức cơ bản về định tuyến. Định tuyến đơn giản chỉ là tìm đường đi từ mạng này đến mạng khác. Thông tin về những con đường này có thể là được cập nhật tự động từ các router khác hoặc là do người quản trị mạng chỉ định cho Router
Chương này sẽ giới thiệu các khái niệm về định tuyến động, các loại giao thức định tuyến động và phân tích mỗi loại một giao thức tiêu biểu.Người quản trị mạng khi chọn lựa một giao thức định tuyến động cần cân nhắc một số yếu tố như: độ lớn của hệ thống mạng, băng thông các đường truyền, khả năng của router. loại router và phiên bản router, các giao thức đang chạy trong hệ thống mạng. Chương này mô tả chi tiết về sự khác nhau giữa các giao thức định tuyến để giúp cho nhà quản trị mạng trong việc chọn lựa một giao thức định tuyến.Khi hoàn tất chương này, các bạn sẽ thực hiện được những việc sau:
• Giải thích được ý nghĩa của định tuyến tĩnh.
• Cấu hình đường cố định và đường mặc định cho router.
• Kiểm tra và xử lý sự cố liên quan đến đường cố định và đường mặc định của
   router.
• Phân biệt các loại giao thức định tuyến.
• Nhận biết giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách.
• Nhận biết giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết.
• Mô tả đặc điểm cơ bản của các giao thức định tuyến thông dụng.
• Phân biệt giao thức định tuyến nội bộ.
• Phân biệt giao thức định tuyến ngoại vi.
• Cấu hình RIP (Routing Information Protocol – Giao thức thông tin định
tuyến) cho router.
Định tuyến là quá trình mà router thực hiện để chuyển gói dữ liệu tới mạng đích.
Tất cả các router dọc theo đường đi đều dựa vào địa chỉ IP đích của gói dữ liệu để
chuyển gói theo đúng hướng đến đích cuối cùng .Để thực hiện được điều này,
Router phải học thông tin về đường đi tới các mạng khác. Nếu router chạy định
tuyến động thì router tự động học những thông tin này từ các router khác .Còn nếu
router chạy định tuyến tĩnh thì người quản trị mạng phải cấu hình các thông tin đến các mạng khác cho router. Đối với định tuyến tĩnh ,các thông tin về đường đi phải do người quản trị mạng nhập cho router .Khi cấu trúc mạng có bất kỳ thay đổi nào thì chính người quản trị mạng phải xoá hoặc thêm các thông tin về đường đi cho router .Những loại đường đi như vậy gọi là đường đi cố định .Đối với hệ thống mạng lớn thì công việc bảo trì mạng định tuyến cho router như trên tốn rất nhiều thời gian .Còn đối với hệ thống mạng nhỏ ,ít có thay đổi thì công việc này đỡ mất công hơn .Chính vì định tuyến tĩnh đòi hỏi người quản trị mạng phải cấu hình mọi thông tin về đường đi cho router nên nó không có được tính linh hoạt như định tuyến động .Trong những hệ thống mạng lớn ,định tuyến tĩnh thường được sử dụng kết hợp với giao thức định tuyến động cho một số mục đích đặc biệt.
Hoạt động của định tuyến tĩnh
Hoạt động của định tuyến tĩnh có thể chia ra làm 3 bước như sau:
• Đầu tiên ,người quản trị mạng cấu hình các đường cố định cho router
• Router cài đặt các đường đi này vào bảng định tuyến .
• Gói dữ liệu được định tuyến theo các đường cố định này
Người quản trị mạng cấu hình đường cố định cho router bằng lệnh ip route.

h.1
                                                                 h.2
Ở h.1 người quản trị của router Hoboken cấu hình đường cố định cho router đến mạng 172.16.1.0/24 và 172.16.5.0/24 .Câu lệnh này chỉ cho router biết đường đến mạng đích đi ra bằng cổng giao tiếp nào .Ở h.2 câu lệnh này chỉ cho router biết địa chỉ IP của router kế tiếp là gì để đến được mạng đích .Cả 2 câu lệnh đều cài đặt đường cố định vào bảng định tuyến của router Hoboken.Điểm khác nhau duy nhất giữa 2 câu lệnh này là chỉ số tin cậy của 2 đường cố định tương ứng trên bảng định tuyến của router sẽ khác nhau. Chỉ số tin cậy là một thông số đo lường độ tin cậy của một đường đi .Chỉ số này càng thấp thì độ tin cậy càng cao .Do đó ,nếu đến cùng một đích thì con đường nào có chỉ số tin cậy thấp hơn thì đường đó được vào bảng định tuyến của router trước .Trong ví dụ trên,đường cố định sử dụng địa chỉ IP của trạm kế tiếp sẽ có chỉ số tin cậy mặc định là 1,còn đường cố định sử dụng cổng ra thì có chỉ số tin cậy mặc định là 0 .Nếu bạn muốn chỉ định chỉ số tin cậy thay vì sử dụng giá trị mặc định thì bạn thêm thông số này vào sau thông số về cổng ra/địa chỉ IP trạm kế của câu lệnh .Giá trị của chỉ số này nằm trong khoảng từ 0 đến 255.

Giới thiệu về giao thức định tuyến động
Giao thức định tuyến khác với giao thức được định tuyến cả về chức năng và
nhiệm vụ .Giao thức định tuyến được sử dụng để giao tiếp giữa các router với nhau.
Giao thức định tuyến cho phép router này chia sẻ các thông tin định tuyến mà nó
biết cho các router khác .Từ đó ,các router có thể xây dựng và bảo trì bảng định
tuyến của nó.
Sau đây là một số giao thức định tuyến :
• Routing information Protocol(RIP)
• Interior Gateway Routing Protocol(IGRP)
• Enhanced Inteior Gateway Routing Protocol(EIGRP)
• Open Shortest Path First(OSPF)
Còn giao thức được định tuyến thì được sử dụng để định hướng cho dữ liệu của
người dùng .Một giao thức được định tuyến sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về địa
chỉ lớp mạng để gói dữ liệu có thể truyền đi từ host này đến host khác dựa trên cấu
trúc địa chỉ đó .
Autonmous sytem(AS) (Hệ thống tự quản )
Hệ tự quản (AS) là một tập hợp các mạng hoạt động dưới cùng một cơ chế quản
trị về định tuyến .Từ bên ngoài nhìn vào ,một AS được xem như một đơn vị .
Tổ chức Đăng ký số Internet của Mỹ (ARIN-American Regitry of Internet
Numbers)là nơi quản lý việc cấp số cho mỗi AS .Chỉ số này dài 16 bit .Một số
giao thức định tuyến ,ví dụ như giao thức IRGP của Cisco,đòi hỏi phải có số AS
xác định khi hoạt động .
Phân loại các giao thức định tuyến
Đa số các thuật toán định tuyến được xếp vào 2 loại sau :
• Vectơ khoảng cách
• Trạng thái đường liên kết .
Định tuyến theo vectơ khoảng cách thực hiện truyền bản sao của bảng định tuyến
từ router này sang router khác theo định kỳ .Việc cập nhật định kỳ giữa các router giúp trao đổi thông tin khi cấu trúc mạng thay đổi .Thuật toán định tuyến theo véctơ khoảng cách còn được gọi là thuật toán Bellman-Ford. Mỗi router nhận được bảng định tuyến của những router láng giềng kết nối trực tiếp với nó .Ví dụ như h.1 :router B nhận được thông tin từ router A .Sau đó router B sẽ cộng thêm khoảng cách từ router B đến router (ví dụ như tăng số hop lên )vào các thông tin định tuyến nhận được từ A.Khi đó router B sẽ có bảng định tuyến mới và truyền bảng định tuyến này cho router láng giềng khác là router C.Quá trình này xảy ra tương tự cho tất cả các router láng giềng khác.Chuyển bảng định tyến cho router láng giềng theo định kỳ và tính lại vectơ khoảng cách

h.1
Router thu thập thông tin về khoảng cách đến các mạng khác ,từ đó nó xây dựng
và bảo trì một cơ sở dữ liệu về thông tin định tuyến trong mạng. Tuy nhiên , hoạt
động theo thuật toán vectơ khoảng cách như vậy thì router sẽ không biết được
chính xác cấu trúc của toàn bộ hệ thống mạng mà chỉ biết được các router láng
giềng kết nối trực tiếp với nó mà thôi.Khi sử dụng định tuyến theo vectơ khoảng cách ,bước đầu tiên là router phải xác định các router láng giềng với nó .Các mạng kết nối trực tiếp vào cổng giao tiếp của router sẽ có khoảng cách là 0.Còn đường đi tới các mạng không kết nối trực tiếp vào router thì router sẽ chọn đường tốt nhất dựa trên thông tin mà nó nhận đượctừ các router láng giềng .Ví dụ như hình vẽ H.2 :router A nhận được thông tin về các mạng khác từ router B .Các thông tin này được đặt trong bảng định tuyến với vectơ khoảng cách đã được tính toán lại cho biết từ router A đến mạng đích thì đi theo hướng nào ,khoảng cách bao nhiêu. Bảng định tuyến được cập nhật khi cấu trúc mạng có sự thay đổi .Quá trình cập nhật này cũng diễn ra từng bước một từ router này đến router khác.Khi cập nhật ,mỗi router gửi đi toàn bộ bảng định tuyến của nó cho các router láng giềng Trong bảng định tuyến có thông tin về đường đi tới từng mạng đích :tổng chi phí cho đường đi ,địa chỉ của router kế tiếp . 
                                                               h.2
Một ví dụ tương tự vectơ khoảng cách mà bạn thường thấy là bảng thông tin chỉ
đường ở các giao lộ đường cao tốc .Trên bảng này có các ký hiệu cho biết hướng
đi tới đích và khoảng cánh tới đó là bao xa.

Giới thiệu Router cisco và mạng Wan


Mạng diện rộng (WAN) là màng truyền dữ liệu qua những vùng địa lý rất lớn.
WAN có nhiều đặc điểm quan trọng khác với LAN. Trong bài này, trước tiên
các bạn sẽ có một cái nhìn tổng thể về các kỹ thuật và các giao thức của mạng
WAN. Đồng thời trong bài này cũng sẽ giải thích những đặc điểm giống nhau
và khác nhau giữa LAN và WAN.
Bên cạnh đó, kiến thức về các thành phần vật lý của router cũng rất quan trọng.
Kiến thức này sẽ là nền tảng cho các kỹ năng và kiến thức khác khi bạn cấu hình
router và quản trị mạng định tuyến. Trong bài này, các bạn sẽ được tìm hiểu các
thành phần vật lý bên trong và bên ngoài của router và các kỹ thuật kết nối với
nhiều cổng khác nhau trên router.
Sau khi hoàn tất bài này, các bạn có thể thực hiện các việc sau:
Xác định tổ chức quốc tế chịu trách nhiệm về các chuẩn của WAN.
• Giải thích sự khác nhau giữa LAN và WAN, giữa các loại địa chỉ mà mỗi
   mạng sử dụng.
• Mô tả vai trò của router trong WAN.
• Xác định các thành phần vật lý bên trong của router và các chức năng     tương ứng.
• Mô tả các đặc điểm vật lý của router.
• Xác định các loại cổng trên router.
• Thực hiện các kết nối đến cổng Ethernet, cổng nối tiếp WAN và cổng
   console trên router. 

Giới thiệu WAN
WAN là mạng truyền dữ liệu qua những vùng địa lý rất rộng lớn như các bang,
tỉnh, quốc gia... Các phương tiện truyền dữ liệu trên WAN được cung cấp bởi các
nhà cung cấp dịch vụ, ví dụ như các công ty điện thoại.
Mạng WAN có một số đặc điểm sau:
WAN dùng để kết nối các thiệt bị ở cách xa nhau bởi những địa lý lớn.
WAN sử dụng dịch vụ của các công ty cung cấp dịch vụ, ví dụ như: Regional Bell
Operating Conpanies (RBOCs), Sprint, MCI, VPM internet servies, Inc.,
Altantes.net...WAN sử dụng nhiều loại liên kết nối tiếp khác nhau.WAN có một số điểm khác với LAN. Ví dụ như: LAN được sử dụng để kết nối cácmáy tính đơn lẻ, các thiết bị ngoại vi, các thiết bị đầu cuối và nhiều loại thiết bịkhác trong cung một toà nhà hay một phạm vi địa lý nhỏ. Trong khi đó WAN được sử dụng để kết nối các chi nhánh của mình, nhờ đó mà thông tin được trao đổi dễ dàng giữa các trung tâm.
Mạng WAN hoạt động chủ yếu ở lớp Vật lý và lớp Liên kết dữ liệu mô hình OSI.
WAN kết nối các mạng LAN lại với nhau. Do đó, WAN thực hiện chuyển đổi các
gói dữ liệu giữa các router, switch và các mạng LAN mà nó kết nối.
Sau đây là các thiết bị được sử dụng trong WAN:
• Router: cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau, bao gồm Internet và các giao tiếp
  WAN.
• Loại switch được sử dụng trong WAN cung cấp kết nối cho hoạt động thông
 tin liên lạc băng thoại video và dữ liệu.
• Modem: bao gồm: giao tiếp với dịch vụ truyền thoại; CSU/DSU (Chanel
 service units/ Digital service units) để giao tiếp với dịch vụ T1/E1; TA/NT1
 (Terminal Adapters /Network Terminal 1) để giao tiếp với dịch vụ ISDN
 (Integrate Services Digital Network).
• Server thông tin liên lạc: tập trung xử lý cuộc gọi của người dùng.


                                               Các thiết bị wan
Các giao thức ở lớp Liên kết dữ liệu của mạng WAN mô tả về cách thức mà gói dữ
liệu được vận chuyển giữa các hệ thống trên một đường truyền dữ liệu. các giao
thức này đươc thiết kế cho các dịch vụ chuyển mạch điểm-đến-điểm, đa điểm, đa
truy nhập, ví dụ như: FrameRelay.
Các tiêu chuẩn của mạng WAN được định nghĩa và quản lý bởi các tổ chức quốc tế
sau:
• Liên hiệp viễn thông quốc tế - lĩnh vực tiêu chuẩn viễn thông – ITUT
 (International Telecommunication Union-Telecommunication Standardization   Sector), trước đây là Uỷ ban cố điện thoại và điện tín quốc tế - CCITT (Consultative Committee for International Telegraph andTelephone).
• Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn – ISO (International Organization for
  Standardization).
• Tổ chức đặc trách về kỹ thuật Internet – IETF (Internet Engineering Task
Force).
• Liên hiệp công nghiệp điện tử - EIA (Eletronic Industries Association).

Giới thiệu về router trong mạng WAN
Router là một loại máy tính đặc biệt. Nó cũng có các thành phần cơ bản giống như máy tính: CPU, bộ nhớ, system bus và các cổng giao tiếp. Tuy nhiên router được phát triển để thực hiện một số chức năng đặc biệt. Ví dụ: router kết nối hai hệ thống mạng với nhau và cho phép hai hệ thống này có thể liên lạc với nhau, ngoài ra router còn thực hiện việc chọn lựa đường đi tốt nhất cho dữ liệu. Cũng giống như máy tính cần phải có hệ điều hành để chạy các trình ứng dụng thì router cũng cần phải có hệ điều hành để chạy các tập tin cấu hình. Tập tin cấu hình chứa các câu lệnh và các thông số để điều khiển luồng dữ liệu ra vào trên router.
Đặc biệt là router còn sử dụng giao thức định tuyến để truyền để quyết định chọn đường đi tốt nhất cho các gói dữ liệu. Do đó, tập tin cấu hình cũng chứa các thông tin để cài đặt và chạy các giao thức định tuyến trên router. Giáo trình này sẽ giải thích rõ cách xây dựng tập tin cấu hình từ các câu lệnh IOS
để router có thể thực hiện được các chức năng cơ bản. Lúc ban đầu có thể bạn thấy tập tin cấu hình rất phức tạp nhưng các bạn đưng lo tôi sẽ giúp các bạn hiểu chúng. Các thành phần chính bên trong router bao gồm: bộ nhớ RAM, NVRAM, bộ nhớ flash, ROM và các cổng giao tiếp.
RAM, hay còn gọi là RAM động (DRAM- Dynamic RAM) có các đặc điểm và chức năng như sau
• Lưu bảng định tuyến.
• Lưu bảng ARP.
• Có vùng bộ nhớ chuyển mạch nhanh.
• Cung cấp vùng nhớ đệm cho các gói dữ liệu
• Duy trì hàng đợi cho các gói dữ liệu.
• Cung cấp bộ nhớ tạm thời cho tập tin cấu hình của router khi router đang hoạt động.
• Thông tin trên RAM sẽ bị xoá mất khi router khởi động lại hoặc bị tắt điện.
Đặc điểm và chức năng của NVRAM:
• Lưu giữ tập tin cấu hình khởi động của router.
• Nội dung của NVRAM vẫn được lưu giữ khi router khởi động lại hoặc bị tắt điện.
Đặc điểm và chức năng của bộ nhớ flash:
• Lưu hệ điều hành IOS.
• Có thể cập nhật phần mềm lưu trong Flash mà không cần thay đổi chip trên bộ xử lý.
• Nội dung của Flash vẫn được lưu giữ khi router khởi động lại hoặc bị tắt điện.
• Ta có thể lưu nhiều phiên bản khác nhau của phần mềm IOS trong Flash.
• Flash là loại ROM xoá và lập trình được (EPROM).
Đặc điểm và chức năng của các cổng giao tiếp:
• Kết nối router vào hệ thống mạng để nhận và chuyển gói dữ liệu.
• Các cổng có thể gắn trực tiếp trên mainboard hoặc là dưới dạng card rời.

Router LAN và WAN
Phân đoạn mạng LAN với router Router vừa được sử dụng để phân đoạn mạng LAN vừa là thiết bị chính trong mạng WAN. Do đó, tên router có cả cổng giao tiếp LAN và WAN. Thực chất là các kỹ thuật WAN được sử dụng để kết nối các router, router này giao tiếp với router khác qua đường liên kết WAN. Router là thiết bị xương sống của mạng Intranet lớn và mạng Internet. Router hoạt động ở Lớp 3 và thực hiện chuyển gói dữ liệu dựa trên địa chỉ mạng. Router có hai chức năng chính là: chọn đường đi tốt nhất và chuyển mạch gói dữ liệu. Để thực hiện chức năng này, mỗi router phải xây dựng một bảng định tuyến và thực hiện trao đổi thông tin định tuyến với nhau.
Người quản trị mạng có thể duy trì bảng định tuyến bằng cách cấu hình định tuyến tĩnh, nhưng thông thường thi bảng định tuyến được lưu giữ động nhờ các giao thức định tuyến thực hiện trao đổi thông tin mạng giữa các router.

Ví dụ: nếu máy tính X muốn thông tin liên lạc với máy tính Y ở một châu lục khác
và với máy tính Z ở một vị trí khác nữa trên thế giới, khi đó cần phải có định tuyến để có thể truyền dữ liệu và đồng thời cũng cần phải có các đường dự phòng, thay thế để đảm bảo độ tin cậy. Rất nhiều thiết kế mạng và công nghệ được đưa ra để cho các máy tính như X Y, Z có thể liên lạc với nhau. Một hệ thống mạng được cấu hình đúng phải có đầy đủ các đặc điểm sau:
• Có hệ thống địa chỉ nhất quán từ đầu cuối đến đầu cuối
• Cấu trúc địa chỉ phải thể hiện được cấu trúc mạng.
• Chọn được đường đi tốt nhất.
• Định tuyến động và tĩnh.
• Thực hiện chuyển mạch.

Các thành phần bên trong router
Cấu trúc chính xác của router rất khác nhau tuỳ theo từng phiên bản router. Trong
phần này chỉ giới thiệu về các thành phần cơ bản của router.
CPU – Đơn vị xử lý trung tâm: thực thi các câu lệnh của hệ điều hành để thực hiện
các nhiệm vụ sau: khởi động hệ thống, định tuyến, điều khiển các cổng giao tiếp
mạng. CPU là một bộ giao tiếp mạng. CPU là một bộ vi xử lý. Trong các router lớn
có thể có nhiều CPU.
RAM: Được sử dụng để lưu bảng định tuyến, cung cấp bộ nhớ cho chuyển mạch
nhanh, chạy tập tin cấu hình và cung cấp hàng đợi cho các gói dữ liệu. Trong đa số
router, hệ điều hành Cisco IOS chạy trên RAM. RAM thường được chia thành hai
phần: phần bộ nhớ xử lý chính và phần bộ nhớ chia sẻ xuất/nhập. Phần bộ nhớ chia
sẻ xuất/nhập được chia cho các cổng giao tiếp làm nơi lưu trữ tạm các gói dữ
liệu.Toàn bộ nội dung trên RAM sẽ bị xoá khi tắt điện. Thông thường, RAM trên
router là loại RAM động (DRAM – Dynamic RAM) và có thể nâng thêm RAM
bằng cách gắn thêm DIMM (Dual In-Line Memory Module).
Flash: Bộ nhớ Flash được sử dụng để lưu toàn bộ phần mềm hệ điều hành Cisco
IOS. Mặc định là router tìm IOS của nó trong flash. Bạn có thể nâng cấp hệ điều
hành bằng cách chép phiên bản mới hơn vào flash. Phần mềm IOS có thể ở dưới
dạng nén hoặc không nén. Đối với hầu hết các router, IOS được chép lên RAM
trong quá trình khởi động router. Còn có một số router thì IOS có thể chạy trực tiếp
trên flash mà không cần chép lên RAM. Bạn có thể gắn thêm hoặc thay thế các
thanh SIMM hay card PCMCIA để nâng dung lượng flash. NVRAM (Non-volative Random-access Memory): Là bộ nhớ RAM không bị mất thông tin, được sử dụng để lưu tập tin cấu hình. Trong một số thiết bị có NVRAM và flash riêng, NVRAM được thực thi nhờ flash. Trong một số thiết bị, flash và
NVRAM là cùng một bộ nhớ. Trong cả hai trường hợp, nội dung của NVRAM vẫn
được lưu giữ khi tắt điện.
Bus: Phần lớn các router đều có bus hệ thống và CPU bus. Bus hệ thống được sử
dụng để thông tin liên lạc giữa CPU với các cổng giao tiếp và các khe mở rộng.
Loại bus này vận chuyển dữ liệu và các câu lệnh đi và đến các địa chỉ của ô nhớ
tương ứng.
ROM (Read Only Memory): Là nơi lưu đoạn mã của chương trình kiểm tra khi
khởi động. Nhiệm vụ chính của ROM là kiểm tra phần cứng của router khi khởi
động, sau đó chép phần mềm Cisco IOS từ flash vào RAM. Một số router có thể có
phiên bản IOS cũ dùng làm nguồn khởi động dự phòng. Nội dung trong ROM
không thể xoá được. Ta chỉ có thể nâng cấp ROM bằng cách thay chip ROM mới.
Các cổng giao tiếp: Là nơi router kết nối với bên ngoài. Router có 3 loại cổng:
LAN, WAN và console/AUX. Cổng giao tiếp LAN có thể gắn cố định trên router
hoặc dưới dạng card rời.
Cổng giao tiếp WAN có thể là cổng Serial, ISDN, cổng tích hợp đơn vị dịch vụ
kênh CSU (Chanel Service Unit). Tương tự như cổng giao tiếp LAN, các cổng giao
tiếp WAN cũng có chip điều khiển đặc biệt. Cổng giao tiếp WAN có thể định trên
router hoặc ở dạng card rời.
Cổng console/AUX là cổng nối tiếp, chủ yếu được dử dụng để cấu hình router. Hai
cổng này không phải là loại cổng để kết nối mạng mà là để kết nối vào máy tính
thông qua modem hoặc thông qua cổng COM trên máy tính để từ máy tính thực
hiện cấu hình router.
Nguồn điện: Cung cấp điện cho các thành phần của router, một số router lớn có thể
sử dụng nhiều bộ nguồn hoặc nhiều card nguồn. Còn ở một số router nhỏ, nguồn
điện có thể là bộ phận nằm ngoài router.
Các loại kết nối ngoài của router
Router có ba loại kết nối cơ bản là: cổng LAN, WAN và cổng quản lý router. Cổng
giao tiếp LAN cho phép router kết nối vào môi trường mạng cục bộ LAN. Thông
thường, cổng giao tiếp LAN là cổng Ethernet. Ngoài ra cũng có cổng Token Ring
và ATM (Asynchronous Tranfer Mode).
Kết nối mạng WAN cung cấp kết nối thông qua các nhà cung cấp dịch vụ đến các
chi nhánh ở xa hoặc kết nối vào Internet. Loại kết nối này có thể là nối tiếp hay bất
kỳ loại giao tiếp WAN, bạn cần phải có thêm một thiết bị ngoại vi như CSU chẳng
hạn để nối router đến nhà cung câp dịch vụ. Đối với một số loại giao tiếp WAN
khác thì bạn có thể kết nối trực tiếp router của mình đến nhà cung cấp dịch vụ.
Chức năng của port quản lý hoàn toàn khác với ai loại trên. kết nối LAN, WAN để
kết nối router và mạng để router nhận và phát các gói dữ liệu. Trong khi đó, port
quản lý cung cấp cho bạn một kết nối dạng văn bản để bạn có thể cấu hình hoặc xử
lý trên router. Cổng quản lý thường là cổng console hoặc cổng AUX (Auxilliary).
Đây là loại cổng nối tiếp bất đồng bộ EIA-232. Các cổng này kết nối vào cổng
COM trên máy tính. Trên máy tính, chúng ta sử dụng chương trình mô phỏng thiết
bị đầu cuối để thiết lập phiên kết nối dạng văn bản vào router. Thông qua kiểu kết
nối này, người quản trị mạng có thể quản lý thiết bị của mình.
Kết nối vào cổng quản lý trên router
Cổng console và cổng AUX là cổng quản lý trên router. Loại cổng nối tiếp bất
đồng bộ này được thiết kế không phải để kết nối mạng mà là để cấu hình router. Ta
thường sử dụng cổng console để thiết lập cấu hình cho router vì không phải router
nào cũng có cổng AUX.
Khi router hoạt động lần đầu tiên thì chưa có thông số mạng nào được cấu hình cả.
Do đó router chưa thể giao tiếp với bất kỳ mạng nào. Để chuẩn bị khởi động và cấu
hình router, ta dùng thiết bị đầu cuối ASCII kết nối vào cổng console trên router.
Sau đó ta có thể dùng lệnh để cấu hình, cài đặt cho router.
Khi bạn nhập cấu hình cho router thông qua cổng console hay cổng AUX, router
có thể kết nối mạng để xử lý sự cố hoặc theo dõi hoạt động mạng.
bạn có thể cấu hình router từ xa bằng cách quay số qua modem kết nối vào cổng
console hay cổng AUX trên router. Khi xử lý sự cố, bạn nên sử dụng cổng console thay vì cổng AUX. Vì mặc định là cổng console có thể hiển thị quá trình khởi động router, thông tin hoạt động và các
thông điệp báo lỗi của router. Cổng console được sử dụng khi có một dịch vụ mạng không khởi động được hoặc bị lỗi, khi khôi phục lại mật mã hoặc khi router bị sự cố nghiêm trọng.
Cổng console là loại cổng quản lý, cung cấp đường kết nối riêng vào router. Cổng này được sử dụng để thiết lập cấu hình cho router, theo dõi hoạt động mạng và khôi phục router khi gặp sự cố nghiêm trọng.
Để kết nối PC vào cổng console bạn cần có cáp rollover và bộ chuyển đổi RJ45- DB9. Cisco có cung cấp bộ chuyển đổi này để nối PC vào cổng console. PC hay thiết bị đầu cuối phải có chương trình mô phỏng thiết bị đầu cuối VT100. Thông thường phần mềm này là HyperTerminal.
Sau đây là các bước thực hiện kết nối PC vào cổng console:
Cấu hình phần mềm giả lập thiết bị đầu cuối như sau:
• Chọn đúng cổng COM.
• Tốc độ band là 9600.
• Data bits: 8
• Parity: None
• Stop bits: 1
• Flow control: None
Cắm một đầu RJ45 của cáp rollover vào cổng console trên router.
 Cắm đầu cáp còn lại vào bộ chuyển đổi RJ45-DB9.
 Gắn đầu DB9 của bộ chuyển đổi vào cổng COM trên PC.

Thực hiện kết nối với cổng LAN
Trong hầu hết các môi trường mạng LAN hiện nay, router được kết nối vào LAN
bằng cổng Ethernet hoặc Fast Ethernet. Router giao tiếp với mạng LAN thông qua
hub hoặc switch. Chúng ta sử dụng cáp thẳng để nổi router và hub/switch. Đối với
tất cả các loại router có cổng 10/100BaseTx chúng ta đều phải sử dụng cáp UTP
CAT5 hoặc cao hơn. Trong một số trường hợp ta có thể kết nối trực tiếp cổng Ethernet trên router vào
máy tính hoặc vào router khác bằng cáp chéo. Trên router có rất nhiều loại cổng khác nhau nhưng hình dạng cổng lai giống nhau. Ví dụ như: cổng Ethernet, ISDN BRI,
console, AUX, cổng tích hợp CSU/DSU, cổng Token Ring đều sử dụng cổng 8 chân là RJ45, RJ48 hoặc RJ49.
Thực hiện kết nối với cổng WAN

Kết nối WAN có nhiều dạng khác nhau. Một kết nối WAN sử dụng nhiều ký thuật
khác nhau để thực hiện truyền dữ liệu qua một vùng địa lý rộng lớn. Các dịch vụ
WAN thường được thuê từ nhà cung cấp dịch vụ. Chúng ta có 3 loại kết nối WAN
như sau: kết nối thuê kênh riêng, kết nối chuyển mạch - kênh, kết nối chuyển
mạch gói.

Đối với từng loại dịch vụ WAN, thiết bị thuộc sở hữu của khách hàng (CPE –
Customer Premises Equipment), thông thường là router, được gọi là thiết bị dữ liệu
đầu cuối DTE (Data Terminal Equipment). Thiết bị DTE này được kết nối vào nhà
cung cấp dịch vụ thông qua thiết bị kết cuối mạch dữ liệu DCE (Data Circuit-
terminating Equipment), thông thường là modem hay CSU/DSU. Thiết bị DCE này
được sử dụng để chuyển đổi dữ liệu từ DTE sang dạng phù hợp với dịch vụ của
nhà cung cấp dịch vụ.
Hầu hết các cổng WAN trên router đều là cổng Serial. Công việc chọn lựa cho
đúng loại cáp sẽ rất dễ dàng khi bạn trả lời được 4 câu hỏi sau:
Loại kết nối trên thiết bị Cisco là loại nào? Cisco router sử dụng nhiều loài đầu nối khác nhau cho cổng Serial. cổng bên trái là cổng Smart Serial, cổng bên phải là cổng DB-60. Lựa chon cáp Serial để kết nối hệ thống mạng là một phần then chốt trong qua trình thiết lập WAN.
• Hệ thống mạng được kết nối và thiết bị DTE hay DCE? DTE và DCE là hai loại cổng serial khác nhau. Điểm khác nhau quan trọng giữa hai loại này là: thiết bị DCE cấp tín hiệu xung đồng hồ cho quá trình thông tin liên lạc trên bus. Bạn nên tham khảo tài liệu của thiết bị để xác định DTE và DCE.
• Thiết bị đòi hỏi chuẩn tín hiệu nào? mỗi loại thiết bị khác nhau sẽ sử dụng loại chuẩn Serial khác nhau. Mỗi chuẩn sẽ quy ước tín hiệu truyền trên cáp và loại đầu nối ở 2 đầu cáp. Bạn nên tham khảo tài liệu của thiết bị để xác định chuẩn tín hiệu của thiết bị.
• Cáp có loại đầu nối đực hay cái? Nếu đầu nối có chân cắm ra ngoài thì đó là đầu đực. Nếu đầu nối chỉ có lỗ cắm cho các chân thì đó là đầu cái

Tuesday, December 20, 2011

Những lỗi thường gặp của windows và cách khắc phục

Khắc phục lỗi mất shortcut trong Send to
Các bạn tạo Shortcut cho một hay nhiểu ứng dụng sau khi tạo xong, khi các bạn nhấn chuột phải vào một thư mục hay tập tin và chọn chức năng Send to, các Shortcut này sẽ không hiện thị ra theo như ý muốn. Nguyên nhân do đường dẫn của Sendto bạn chưa thiết lập đúng cách.
Mắcdù bạn chép shortcut vào thư mụcDocuments and Settings\<Tên tài khoản đăng nhập>\Sendto tuy nhiên nó vấn không xuất hiện các Shortcut.
Đế khắc phục lỗi này các bạn mở Notepad và copy đoạn code dưới đây:

Set WshShell = CreateObject("WScript.Shell")
USFolderPath = "HKCU\Software\Microsoft\Windows\CurrentVersion\Explorer\User Shell
Folders"
On Error resume next
WshShell.RegWrite "HKCR\exefile\shellex\DropHandler\", "{86C86720-42A0-1069-A2E8-
08002B30309D}", "REG_SZ"
WshShell.RegWrite "HKCR\lnkfile\shellex\DropHandler\", "{00021401-0000-0000-C000-
000000000046}", "REG_SZ"
WshShell.RegWrite USFolderPath & "\SendTo", "%USERPROFILE%\SendTo",
"REG_EXPAND_SZ"
Wshshell.RUN ("regsvr32.exe shell32.dll /i /s")
MsgUser = Msgbox ("Fixed the Send To menu. Restart Windows for the changes to take effect",
4160, "'Send To' menu fix for Windows XP")
Set WshShell = Nothing


Lưu tập tin này và đặt tên là fixsendto.vbs

Thêm link của một website đến Start Menu
Bạn muốn thêm một website mà bạn yêu thích đến Start Menu hay không ? nếu muốn mở các bạn làm theo tôi nhé.
Mở Notepad và chép đoạn mã sau vào:

Windows Registry Editor Version 5.00
[HKEY_CLASSES_ROOT\CLSID\{2559a1f6-21d7-11d4-bdaf-00c04f60b9f0}]
@="www.vnechip.com"
[HKEY_CLASSES_ROOT\CLSID\{2559a1f6-21d7-11d4-bdaf-00c04f60b9f0}\DefaultIcon]
@="%SystemRoot%\\system32\\shell32.dll,-47"
[HKEY_CLASSES_ROOT\CLSID\{2559a1f6-21d7-11d4-bdaf-
00c04f60b9f0}\Instance\InitPropertyBag]
"CLSID"="{13709620-C279-11CE-A49E-444553540000}"
"method"="ShellExecute"
"Command"="VNECHIP – Where People Go To Know"
"Param1"="http://www.google.com"a

Lưu tập tin này và đặt tên addwebstartmenu.reg.


Thay đổi thanh tiêu đề của Internet Explorer
Đế thay đổi tiêu đề (Title) của trình duyệt webbrower Internet Explorer các bạn có thế dùng Registry Editor tuy nhiên nếu bạn mới lần đầu sử dụng thì sẽ rất khó khăn và mạo hiểm. Cách làm sau đây ta sẽ dùng một đoạn Script sử dụng công nghệ Windows Scripting host của Microsoft để giải quyết vấn đề.
Đầu tiên các bạn mở Notepad và copy đoạn code sau vào:
Option Explicit
Set ws = WScript.CreateObject("WScript.Shell")
Dim ws, t, p, p1, n, cn, mybox, itemtype, vbdefaultbutton
p = "HKCU\Software\Microsoft\Internet Explorer\Main\Window Title"
itemtype = "REG_SZ"
n = "Advanced Technologies , Fastest Online"
Ws.RegWrite p, n, itemtype
p1 = "HKCU\Software\Microsoft\Internet Explorer\Main\"
n = ws.RegRead(p1 & "Window Title")
t = "Thay doi ten cho thanh tieu de"
cn = InputBox("Nhap ten moi cho thanh tieu de va nhan nut OK .", t, n)
If cn <> "" Then
ws.RegWrite p1 & "Window Title", cn
End If
VisitKelly's Korner
Sub VisitKelly's Korner
If MsgBox("Welcome to http://www.vnechip.com" & vbCRLF & vbCRLF &"VNECHIP",
vbQuestion + vbYesNo + vbDefaultButton, "VNECHIP – Where People Go To Know") =6 Then
ws.Run "http://www.vnechip.com"
End If
End Sub



Lưu tập tin này lại với tên changetitle.vbs

Monday, December 19, 2011

Giao thức định tuyến OSPF

Là giao thức định tuyến nhóm link-state, thường được triển khai trong các hệ thống mạng phức tạp. Giao thức OSPF tự xây dựng những cơ chế riêng cho mình ,tự bảo đảm những quan hệ của chính mình với các router khác. Nó có thể dò tìm nhanh chóng sự thay đổ của topology (cũng như lỗi của các interface ) và tính toán lại những route mới sau chu kỳ hội tụ. Chu kỳ hội tụ của OSPF rất ngắn và cũng tốn rất ít lưu lượng đường truyền.
Trong các giao thức link-state ,mỗi router duy trì dữ liệu mô tả trong AS của mình (Vùng tự trị Autonomous System).Những dữ liệu này được coi như là dữ liệu của link-state.Những router tham gia có 1 dữ liệu đồng nhất.Mỗi phần nhỏ của dữ liệu này là 1 đặc điểm riêng biệt của 1 router nội bộ ( interface của  router,v.v)Router phân phối các route trong vùng AS bằng flood(gởi tràn ngập trên vùng AS).


Mỗi router chạy 1 thuật toán giống nhau và chạy song song .Từ những dữ liệu của link-state ,mỗi router tự xây dựng 1 con đường ngắn nhất tới các điểm còn lại và xem nó như là 1 nút gốc(root).Thuật toán này cho nó biết được điểm đến ngắn nhất trong vùng AS. OSPF chấp nhận nhóm những thành phần mạng lại thành những nhóm và được gọi là area .Topology của các area này đựoc nằm ẩn trong các thành phần khác nhau của 1 AS.Vấn đề này giảm thiểu lưu lượng định tuyến OSPF cho phép cấu hình 1 cách mềm dẻo với những mạng con .Nó là giao thức clasless,nên hổ trợ VLSM,và discontigous network(vùng biệt lập )
Cấu hình Giao thức định tuyến OSPF
Bước 1: Chuẩn bị bài lab:
Bài này mình sẽ sử dụng cổng Serial để kết nối các Router với nhau.

  Mô hình mình gồm:
 3 Router 2811:
  Router HN: interface serial0/3/0(s0/3/0) IP 192.168.1.1 kết nối tới Router NA
                     interface f0/0 IP 172.16.1.1 kết nối tới PC1
  Router NA: interface serial0/3/0(s0/3/0) IP 192.168.1.2 kết nối tới Router HN
  Router NA: interface serial0/3/1(s0/3/1) IP 192.168.2.2 kết nối tới Router HCM
  Router HCM: interface serial0/3/1(s0/3/1) IP 192.168.2.1 kết nối tới Router NA
                        interface f0/0 IP 10.1.1.1  kết nối tới PC2
 2 PC:
           PC 1: IP 172.16.1.2 kết nối tới interface f0/0 Router HN
           PC2 : IP 10.1.1.2 kết nối tới interface f0/0 Router HCM
Bước 2: Cấu hình
Cấu hình Router HN:
               Router(config)#hostname Router HN                            
               Router(config)#hostname RouterHN                                
               RouterHN(config)#int s0/3/0
               RouterHN(config-if)#ip address 192.168.1.1 255.255.255.0
               RouterHN(config-if)#no shutdown
               RouterHN(config-if)#clock rate 64000
               RouterHN(config-if)#exit
               RouterHN(config)#
--------------------------------------------
               RouterHN(config)#int f0/0
               RouterHN(config-if)#description "Connect to PC1"
              RouterHN(config-if)#ip address 172.16.1.1 255.255.255.0
              RouterHN(config-if)#no shutdown
              RouterHN(config-if)#exit
              RouterHN(config)#
Cấu hình Router NA:
             Router(config)#hostname RouterNA
             RouterNA(config-if)#description "connect to Router HN"
             RouterNA(config)#int s0/3/0
             RouterNA(config-if)#ip address 192.168.1.2 255.255.255.0
             RouterNA(config-if)#no shutdown
             RouterNA(config-if)#clock rate 64000
             RouterNA(config-if)#exit
             RouterNA(config)#
-------------------------------------------------
            RouterNA(config)#int s0/3/1
            RouterNA(config-if)#description "Connect to Router HCM"
            RouterNA(config-if)#ip address 192.168.2.2 255.255.255.0
            RouterNA(config-if)#no shutdown
            RouterNA(config-if)#clock rate 64000
            RouterNA(config-if)#exit
            RouterNA(config)#
Cấu hình Router HCM
            Router(config)#hostname RouterHCM
            RouterHCM(config)#int s0/3/1
            RouterHCM(config-if)#description "Connect to Router NA"
            RouterHCM(config-if)#ip address 192.168.2.1 255.255.255.0
            RouterHCM(config-if)#no shutdown
            RouterHCM(config-if)#clock rate 64000
            RouterHCM(config-if)#exit
            RouterHCM(config)#
--------------------------------------------------------------
           RouterHCM(config)#int f0/0
           RouterHCM(config-if)#description "Connect to PC 2"
           RouterHCM(config-if)#ip address 10.1.1.1 255.255.255.0
           RouterHCM(config-if)#no shutdown
           RouterHCM(config-if)#exit
           RouterHCM(config)#
Cấu hình ip cho PC 1 và PC 2:
      PC1: ip address 172.16.1.2, subnetmask: 255.255.255.0 gateway: 172.16.1.1
      PC2: ip address 10.1.1.2, subnet mask: 255.255.255.0 gateway: 10.1.1.1
Sau khi cấu hình xong các bạn tiến hành kiểm tra ping:
   ping từ pc1 tới 172.16.1.1 ======>ok
   ping từ pc 2 tới 10.1.1.1  ========>ok
   ping từ RouterHN tới 192.168.1.2 ======>ok
   ping từ RouterNA tới 192.168.2.1 =======>ok
Nhưng các bạn không thể ping từ PC1 tới PC2 và ngược lại bới vì khi bạn ping từ pc1(hoặc PC2) RouterHN(hoặc RouterHCM) không biết được mạng 10.1.1.0/24 của PC2 (hoặc mạng 172.16.1.0/24 của PC1) nên gói tin sẽ bị drop==>kết quả ping loss 100%.
Bước 3:  Cấu hình OSPF
Router HN:
           RouterHN(config)#router ospf 65
          RouterHN(config-router)#net 172.16.1.0 0.0.0.255 area 1
          RouterHN(config-router)#net 192.168.1.0 0.0.0.255 area 1

          RouterHN(config-router)#exit
          RouterHN(config)# 
Rouer NA:
          RouterNA(config)#router ospf 10
         RouterNA(config-router)#net 192.168.1.0 0.0.0.255 area 1
00:23:42: %OSPF-5-ADJCHG: Process 10, Nbr 192.168.1.1 on Serial0/3/0 from LOADING to FULL, Loading Done
         RouterNA(config-router)#net 192.168.2.0 0.0.0.255 area 1
         RouterNA(config-router)#exit
00:25:17: %OSPF-5-ADJCHG: Process 10, Nbr 192.168.2.1 on Serial0/3/1 from LOADING to FULL, Loading Done

Router HCM:
          RouterHCM(config)#router ospf 12
         RouterHCM(config-router)#net 10.1.1.0  0.0.0.255 area 1
         RouterHCM(config-router)#net 192.168.2.0 0.0.0.255 area 1
         RouterHCM(config-router)#exit

         RouterHCM(config)#
00:25:17: %OSPF-5-ADJCHG: Process 12, Nbr 192.168.2.2 on Serial0/3/1 from LOADING to FULL, Loading Done


Show kiểm tra bảng định tuyến:
RouterHN:
RouterHN(config)#do show ip route
Codes: C - connected, S - static, I - IGRP, R - RIP, M - mobile, B - BGP
       D - EIGRP, EX - EIGRP external, O - OSPF, IA - OSPF inter area
       N1 - OSPF NSSA external type 1, N2 - OSPF NSSA external type 2
       E1 - OSPF external type 1, E2 - OSPF external type 2, E - EGP
       i - IS-IS, L1 - IS-IS level-1, L2 - IS-IS level-2, ia - IS-IS inter area
       * - candidate default, U - per-user static route, o - ODR
       P - periodic downloaded static route
Gateway of last resort is not set
     10.0.0.0/24 is subnetted, 1 subnets
O       10.1.1.0 [110/129] via 192.168.1.2, 00:07:51, Serial0/3/0 //học được từ RouterNA
     172.16.0.0/24 is subnetted, 1 subnets
C       172.16.1.0 is directly connected, FastEthernet0/0
C    192.168.1.0/24 is directly connected, Serial0/3/0
O    192.168.2.0/24 [110/128] via 192.168.1.2, 00:09:27, Serial0/3/0 //học được RouterNA
RouterHN(config)#


RouterNA:
RouterNA(config)#do show ip route
Codes: C - connected, S - static, I - IGRP, R - RIP, M - mobile, B - BGP
       D - EIGRP, EX - EIGRP external, O - OSPF, IA - OSPF inter area
       N1 - OSPF NSSA external type 1, N2 - OSPF NSSA external type 2
       E1 - OSPF external type 1, E2 - OSPF external type 2, E - EGP
       i - IS-IS, L1 - IS-IS level-1, L2 - IS-IS level-2, ia - IS-IS inter area
       * - candidate default, U - per-user static route, o - ODR
       P - periodic downloaded static route

Gateway of last resort is not set

     10.0.0.0/24 is subnetted, 1 subnets
O       10.1.1.0 [110/65] via 192.168.2.1, 00:11:41, Serial0/3/1 //học từ RouerHCM
     172.16.0.0/24 is subnetted, 1 subnets
O       172.16.1.0 [110/65] via 192.168.1.1, 00:13:13, Serial0/3/0 //học từ RouterHN
C    192.168.1.0/24 is directly connected, Serial0/3/0
C    192.168.2.0/24 is directly connected, Serial0/3/1
RouterNA(config)#

RouterHCM:
RouterHCM(config)#do show ip route
Codes: C - connected, S - static, I - IGRP, R - RIP, M - mobile, B - BGP
       D - EIGRP, EX - EIGRP external, O - OSPF, IA - OSPF inter area
       N1 - OSPF NSSA external type 1, N2 - OSPF NSSA external type 2
       E1 - OSPF external type 1, E2 - OSPF external type 2, E - EGP
       i - IS-IS, L1 - IS-IS level-1, L2 - IS-IS level-2, ia - IS-IS inter area
       * - candidate default, U - per-user static route, o - ODR
       P - periodic downloaded static route

Gateway of last resort is not set

     10.0.0.0/24 is subnetted, 1 subnets
C       10.1.1.0 is directly connected, FastEthernet0/0
     172.16.0.0/24 is subnetted, 1 subnets
O       172.16.1.0 [110/129] via 192.168.2.2, 00:10:06, Serial0/3/1 //học được từ RouterNA
O    192.168.1.0/24 [110/128] via 192.168.2.2, 00:10:06, Serial0/3/1 //
học được từ RouterNA
C    192.168.2.0/24 is directly connected, Serial0/3/1
RouterHCM(config)#


Sau khi hoàn thanh các bước trên thì các bạn có thế ping từ PC1 tới PC2.
Video lab:
Phần 1:                      http://www.youtube.com/watch?v=7N__-_Avawk
Phần 2:                      http://www.youtube.com/watch?v=K-gV5vZrvZk
Phần 3:                      http://www.youtube.com/watch?v=WenjkI-H4wY
Chúc các bạn thành công !


 
Design by Club IT Nghe An