Ubuntu 11.04 đã được phát hành vào ngày 28 tháng 4 năm 2011.
Địa chỉ download: http://www.ubuntu.com/download/ubuntu/download
Cấu hình tối thiểu:
- CPU: 1 GHz x86 processor
- Bộ nhớ RAM: 1GB
- Không gian đĩa trống: 5GB
- Màn hình: hỗ trợ độ phân giải 1024×768
- Bộ xử lý đồ họa: Vì Ubuntu 11.04 sử dụng Unity đòi hỏi đồ họa 3D nên vấn đề card đồ họa cần được quan tâm.
+ Tóm tắt chung: Bộ nhớ đồ họa tối thiểu 128MB; những bộ xử lý đồ họa của NVidia, AMD hay Intel được sản xuất từ năm 2005 trở về đây. (Ngoài trừ những bộ xử lý của Intel không hỗ trợ driver tương thích hoặc thiếu một số tính năng)
+ Thông tin chi tiết tại: https://wiki.ubuntu.com/DemystifyingUnityGraphicsHardwareRequirementsa
Sau đây tôi xin hướng dẫn cài đặt Ubuntu 11.04 trên một máy tính đã có Windows 7. Nếu bạn từng cài đặt các bạn Ubuntu trước thì việc cài bản 11.04 hoàn toàn dễ dàng đối với bạn, chương trình cài đặt của Ubuntu 11.04 không có thay đổi gì đáng kể để “làm khó” người dùng, do vậy trong phần hướng dẫn này tôi cũng xin nói ngắn gọn, bạn có thể tham khảo cái bài viết hướng dẫn cài Ubuntu các phiên bản trước mà tôi đã đăng.
Bạn khởi động máy tính với đĩa CD hay USB cài đặt Ubuntu. Ở màn hình đầu tiên bạn nhấn phím bất kỳ (nếu không sẽ tự động được đưa vào phần cài đặt) và sau đó chọn ngôn ngữ hiển thị.
Bạn có thể chọn “Try Ubuntu without installing” để sử dụng thử Ubuntu, hoặc “Install Ubuntu” để cài đặt. Tôi sẽ chọn “Install Ubuntu”. Bạn có thể chọn “Try Ubuntu without installing” để xem máy bạn có đủ mạnh để dùng Unity hay không. Nếu máy bạn không chạy Unity được thì Ubuntu sẽ tự động chuyển bạn về GNOME (giao diện giống các bản Ubuntu trước).
Tôi chọn 2 tùy chọn mà Ubuntu đưa ra để cập nhật Ubuntu trong quá trình cài đặt và cài đặt các gói cần thiết để Ubuntu hỗ trợ định dạng nhạc MP3 cho chúng ta.
Chúng ta có 3 tùy chọn (theo thứ tự từ trên xuống): Cài Ubuntu song song với Windows, Cài Ubuntu chồng lên Windows 7 và tùy chọn thiết lập cài đặt tùy ý. Tôi sẽ chọn tùy chọn cuối cùng vì tôi muốn tự mình chia phân vùng thôi nhu cầu của tôi. Nếu bạn chọn tùy chọn 1, Ubuntu sẽ tự động phân vùng cho bạn.
Trên máy tính ảo này của tôi đã có sẵn Windows 7 (phân vùng sda1 và sda2), cũng với 1 phân vùng NTFS của Windows (sda3) mà tôi đã sao chép dữ liệu đi nơi khác và muốn cài Ubuntu vào phân vùng này. Tôi sẽ click chuột phải vào phần vùng và chọn “Delete” để xóa.
Sau khi xóa phân vùng NTFS, tôi sẽ có một vùng trống trên đĩa. Tôi sẽ chọn vùng trống này vào chọn Add để thêm một phân vùng mới.
Tôi sẽ tạo một phân vùng 512MB cho SWAP vì máy tính này có RAM là 512MB. (Bạn nên tự tìm hiểu thêm về SWAP và chia SWAP sao cho phù hợp với cấu hình và nhu cầu sử dụng của bạn)
————————
Tôi làm tương tự với vùng trống còn lại để tạo phân vùng mới.
————————
Tôi sẽ chỉ tạo 1 phần vùng cho Ubuntu, tôi chọn Mount point là “/”. Bạn cũng có thể dùng vùng trống này để tạo ra 2 phân vùng, 1 cho Mount point “/”, và 1 cho Mount point “/home”. “/” sẽ là nơi lưu trữ dữ liệu của Ubuntu, ứng dụng, còn “/home” sẽ là nơi lưu dữ liệu cá nhân của bạn. Điểm lợi khi chia 2 phân vùng riêng biệt là bạn có thể cài lại máy mà không cần phải sao lưu dữ liệu ở “/home” vì nó là 1 phân vùng riêng, và điểm khó chịu là nếu bạn sử dụng hết không gian của 1 trong 2 phần vùng thì bạn không thể lưu thêm gì vào phân vùng đó được nữa (ví dụ như bạn cài quá nhiều phần mềm vào “/”, khi “/” đầy bạn sẽ không cài đặt thêm phần mềm được nữa)
Tôi nhấn “Install now” để tiến hành cài đặt.
Tôi chọn múi giờ là giờ Việt Nam.
Kiểu bàn phím tôi giữ mặc định. Bạn có thể chọn kiểu bàn phím bạn đang dùng, nếu đó là kiểu đặc biệt (như bàn phím hỗ trợ tiếng Hoa, Hàn, Nhật…)
Tôi khai báo tên người dùng, tên máy và mật khẩu người dùng này, đây cũng sẽ là mật khẩu của người quản trị (root).
Sau khi quá trình cài đặt thành công, bạn lấy đĩa CD của Ubuntu ra khỏi ổ đĩa, khởi động lại máy. Khi đăng nhập bạn có thể chọn môi trường màn hình nền của bạn là Unity (tùy chọn “Ubuntu”), hay GNOME với GNOME panel như các phiên bản cũ (Ubuntu Classic). “Ubuntu Classic” sẽ bao gồm một số hiệu ứng đồ họa mà các máy có cấu hình yếu cũng hiển thị được, “Ubuntu Classic (No effects)” sẽ cho bạn một môi trường màn hình GNOME không có hiệu ứng.
Quá trình cài Ubuntu 11.04 coi như đã xong. Không quá khó và khác lạ so với các bản cũ. Chúc bạn hài lòng với Ubuntu 11.04!
Screenshot của Ubuntu với Unity:
Theo mặc định khi các bạn cài đặt xòng ubuntu, user root chưa được kích hoạt. Các bạn muốn cài đặt chính sứa gì thì phải dùng account có quyền quản trị hoặc root.
Các bạn mở giao diện dòng lệnh lên và gõ lệnh sau:
sudo passwd root
Đặt password của root
Chúc các bạn vui vẻ vởi Ubuntu :d